Hiện tại là thời điểm mùa đông, không khí lạnh, hanh khô, nhiệt độ chênh lệch lớn cùng với tình trạng ô nhiễm không khí khiến cho nhiều người mắc bệnh cúm. Thời điểm này khiến cho hệ miễn dịch của chúng ta bị suy yếu, đối diện với nhiều thách thức. Để đối phó với dịch cúm trong giai đoạn này, ngoài việc điều trị y tế kịp thời, một chế độ ăn uống hợp lý cũng có thể mang lại hiệu quả gấp đôi mà chỉ tốn một nửa công sức. Đặc biệt, bạn có thể nấu một số món hầm bổ dưỡng không chỉ có tác dụng nhuận phổi, tiêu đờm mà còn tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, giảm triệu chứng cảm lạnh, thúc đẩy quá trình phục hồi cơ thể.
Bước 1: Nấm tuyết ngâm cho ngâm trong nước khoảng 30 phút đến khi nở mềm. Sau đó bạn rửa sạch, cắt bỏ phần gốc vàng rồi xé nấm tuyết thành các miếng nhỏ. Nấm tuyết có tác dụng trong việc trị chứng khô miệng, ho khan, ho có đờm, sau khi ốm dậy bị suy nhược cơ thể. Lê rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành từng miếng nhỏ. Bạn cũng có thể chọn loại bỏ lõi lê hoặc giữ lại lõi lê có chứa một số chất dinh dưỡng nhất định. Ngâm kỷ tử trong nước khoảng 5-10 phút, rửa sạch và để riêng.
Bước 2: Cho nấm tuyết, lê cắt khối vào nồi hầm, thêm lượng đường phèn thích hợp. Thông thường, có thể thêm 20-30 gam đường phèn tùy theo lượng nấm tuyết và lê. Đường phèn giúp món ăn ngọt hơn và dưỡng ẩm cho phổi. Sau đó bạn thêm lượng nước vừa đủ vào sao cho ngập nguyên liệu khoảng 2-3 cm. Bật mức lửa nhỏ, đun từ từ trong khoảng 1-1.5 giờ, cho đến khi nấm tuyết mềm và nước súp rút bớt, sánh lại. Bạn có thể thêm một lượng nước thích hợp vào giữa chừng để tránh cạn, cháy nồi. Sau đó bạn cho kỷ tử vào là có thể thưởng thức.
Lưu ý: Sau khi hầm xong, bạn kiểm tra độ ngọt theo khẩu vị cá nhân. Nếu cần thì cho thêm một chút đường phèn để điều chỉnh độ ngọt. Món nấm tuyết hầm lê và đường phèn với phần nước có vị ngọt ngọt, pha chút chua chua của quả lê, đặc biệt là nấm tuyết mềm mịn, giòn, kỷ tử đẹp mắt và bổ dưỡng.